Đề thi HSG Tỉnh lớp 11 Môn Ngữ Văn 2015-2016

Thứ ba - 08/12/2015 06:49
SỞ GIÁO DỤC -   ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG PT DTNT THPT SỐ 2

                ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11
                            Môn: Ngữ văn - Lớp 11
                            Năm học: 2015 - 2016
                  (Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề)


Câu 1: (4 điểm) 
Đọc mẩu truyện và thực hiện cá yêu cầu dưới đây:
Một chàng thanh niên tuyên bố trước đám đông mình có trái tim đẹp 
nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Bỗng một cụ già xuất hiện và 
nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim của tôi!”. Chàng trai cùng 
đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy vết 
sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp 
vào  nhưng  không  vừa  khít  nên  tạo một  bề  ngoài  sần  sùi,  lởm  chởm, có  cả 
những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. 
Chàng trai cười nói:
-  Chắc  là  cụ  nói  đùa:  Trái  tim  của  tôi  hoàn  hảo,  còn  của  cụ  chỉ  là 
những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
-  Mỗi vết cắt  trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, 
không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè,  … tôi xé một 
mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi 
đắp  vào  nơi  vừa  xé  ra.  Thế  nhưng  những  mẩu  tim  chẳng  hoàn  toàn  giống 
nhau, mẩu tin cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao cho họ, ngược lại với 
mẩu tim của tôi và con cái tôi.  Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp 
sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng, tôi trao mẩu tim của mình nhưng 
không được nhận lại, chúng tạo nên những vết khuyết. Dù những vết khuyết 
đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng họ sẽ trao lại để lấp đầy khoảng 
trống mà tôi luôi chờ đợi.
Chàng trai …
1. Hoàn thiện phần kết của câu chuyện.
2. Đặt nhan đề phù hợp.
3. Thông điệp được gửi gắm qua mẩu chuyện trên.
Câu 2:  (6 điểm)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói sau:
“Tất cả quả ngọt đều đã từng là những nụ hoa, nhưng không phải tất cả 
hoa đều có thể cho ra trái”.
Câu 3:  (10 điểm)
“Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li 
hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao  và  đắc lực  mà 
chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho 
lòng người trong sạch và phong phú hơn”.
(Thạch Lam)
Những  tác  phẩm  văn  xuôi  lãng  mạn  giai  đoạn  1930  -  1945  được   học 
trong chương trình Ngữ văn lớp 11 sẽ giúp anh (chị) làm sáng tỏ q uan niệm trên. 
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG PT DTNT THPT SỐ 2
HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm) 
1. Hoàn thiện phần kết của câu chuyện: (2,0 điểm)
-  Học sinh có thể chọn những kết thúc khác nhau nhưng phải làm nổi bật 
được ý nghĩa đó là trái tim cụ già đã thức tỉnh chàng trai.
(Ví dụ: Chàng trai đã trao một phần trái tim của mình cho ông lão …)
2. Đặt nhan đề phù hợp: (1,0 điểm)
Cần phải phù hợp với nội dung. (Ví dụ: Trái tim, …)
3. Thông điệp được gửi gắm qua mẩu chuyện trên: (1,0 điểm)
Một trái tim đẹp nhất phải là trái tim đầy vết sẹo và lát cắt của sự cho đi.
Câu 2:  (6 điểm)
1. Giải thích:
- Quả ngọt: thành quả, kết quả ngọt ngào, có chất lượng.
- Hoa: đẹp đẽ, đầy sức sống nhưng chóng tàn.
2. Bình luận:
-  Con người  ai cũng phải trải qua một thời tuổi trẻ (thời nở hoa) nên phải 
sống sao để cho tuổi trẻ qua đi có thể hái được trái chín  ngọt ngào, gieo hạt cho 
đời sau (trái ngọt).
- Tuổi trẻ là thời kỳ đẹp đẽ nhất trong cuộc sống mỗi con người nhưng nó 
lại trôi qua rất nhanh, nếu ta không  nổ lực phấn đấu, sống hết mình  với ý nghĩa 
tích cực thì khi hoa phai tàn, héo úa sẽ chẳng thể kết thành trái ngọt.
-  Hiện nay, bên cạnh những bạn trẻ chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng 
vững vàng để vào đời bằng việc phấn đấu học tập, rèn luyện thể chất, trau dồi kỹ 
năng sống … thì còn có một  số  hoàn toàn thụ động, thiếu trách nhiệm với  cuộc 
đời  của  mình,  sống  lãng  phí  tuổi  xuân…  thì  cũng  như  bông  hoa  khi  tàn  mà 
chẳng thể kết trái, không giữ lại vẻ đẹp cho đời.
3. Bài học cho bản thân:
- Nhận thức được câu nói trên như một thông điệp gửi đến thế hệ trẻ ngày nay.
- Bản thân thấy cần  phải sống thật có ích, có ý nghĩa trong thời tuổi trẻ để 
hái được trái ngọt, gieo hạt giống tốt cho đời sau.
* Biểu điểm: 
- Điểm 5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên về kiến thức và kỹ năng.
- Điểm 3- 4: Đáp ứng ở mức tương đối các yêu cầu của đề bài. 
- Điểm 2 - 3: Đáp ứng ở mức độ trung bình các yêu cầu của đề bài. 
- Điểm dưới 2: Bài viết lan man, không thoát ý hoặc quá sơ sài.
Câu 3:  (10 điểm)
-  Quan niệm đúng đắn về khuynh hướng văn học lãng mạn nói chung và 
văn học lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng: 
+ Không phải là khuynh hướng văn học thoát li khỏi hiện thực cuộc sống.
Trái lại:
+ Văn chương có thể tố cáo và thay đổi thế giới xấu xa, tàn ác.
+ Văn chương khiến cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
- Chứng minh:
* Với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:
+ Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tốt, cái cao cả đối lập với 
xấu xa, thấp hèn.
+ Thái độ bất hòa với xã hội hiện thực.
+ Khơi dậy tình yêu với những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Những ý đồ nghệ thuật trên được truyền tải qua việc xây dựng tình huống 
truyện độc đáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài hoa, dựng cảnh tài tình, gợi 
không khí cổ xưa …
* Đặc biệt với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:
+ Nỗi xót thương trước cuộc sống nghèo khổ, tàn lụi của những người dân 
phố huyện  -  đặc biệt là những đứa trẻ, chính là tiếng nói gián tiếp tố cáo xã hội 
vô nhân đạo.
+ Sự đồng cảm với những ước mơ của tuổi thơ, tâm hồn gắn bó với nơi 
mình đang sống của các nhân vật trong tuyện cũng luôn khơi gợi trong tâm hồn 
mỗi con người những suy ngẫm…
=> Bằng cốt truyện nhẹ nhàng, giọng văn tâm tình, sâu lắng, kết hợp bút 
pháp hiện thức và trữ tình, khai thác tinh tế tâm  lí nhân vật … đã làm nổi bật 
những nội dung trên.
* Biểu điểm:
- Điểm 9- 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu của bài, bài làm có sự sáng tạo 
- Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa 
sâu, tính sáng tạo chưa nổi bật.
-  Điểm 5-  6: Hiểu  được yêu cầu của đề, nhưng chứng minh và bình luận 
còn lúng túng. 
-  Điểm 3-  4: Hiểu  chưa  thấu đáo  yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về 
phân tích tác phẩm.
- Điểm dưới 3: Chưa thật sự hiểu đề, bài làm lan man.
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Vân Hạnh

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Vân Hạnh

Nguồn tin: thptdtntso2-nghean.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  ỨNG DỤNG MỞ

  LIÊN KẾT WEBSITE

 THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,903
  • Tháng hiện tại66,257
  • Tổng lượt truy cập4,561,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây